Số 23A/11, Đường Đông Nhi, Phường Lái Thiêu, Thành Phố Thuận An, Bình Dương

Ấn Độ - thị trường nhập khẩu dược phẩm chủ lực của Việt Nam

Đăng bởi Nghiền Mài Long Thịnh | 01/06/2017 | 0 bình luận
Ấn Độ - thị trường nhập khẩu dược phẩm chủ lực của Việt Nam

Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu là thị trường cung cấp chính mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam từ năm 2016 đến nay, với kim ngạch 22,4 triệu USD, chiếm 12,5%....

Ngược với xu hướng kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng từ tháng cuối năm 2016, sang tháng đầu năm 2017, nhập khẩu dược phẩm kim ngạch suy giảm, giảm 17,6% so với tháng 12/2016 và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với kim ngạch 183,8 triệu USD.

Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu là thị trường cung cấp chính mặt hàng dược phẩm cho Việt Nam từ năm 2016 đến nay, với kim ngạch 22,4 triệu USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ giảm, giảm 23,5%. Đứng thứ hai sau Ấn Độ là thị trường Hàn Quốc đạt 19,5 triệu USD, tăng 2,26%, kế đến là Đức đạt 18,6 triệu USD, tăng 59,22%... so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tháng đầu năm nay, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Canada tuy kim ngạch chỉ đạt 1,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ lại đột biến, tăng 1076,5%, nhưng ngược lại nhập từ Singapore giảm mạnh, giảm 84,98% tương ứng với 322,2 nghìn USD. Một điểm đáng lưu ý nữa là thị trường cung cấp dược phẩm cho Việt Nam thời gian này có thêm thị trường Nga với kim ngạch đạt 293,2 nghìn USD.

Nhìn chung, tháng đầu năm 2017, nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 48,1% và ngược lại tăng trưởng dương chiếm 51,8%.

Rút số đăng ký lưu hành thuốc

Cục Quản lý Dược có quyết định số 616/QĐ-QLD ngày 28/12/2016, rút toàn bộ SĐK thuốc do Cty M/S PRAYASH HEALTHCARE Pvt Ltd – India sản xuất ra khỏi danh mục các thuốc được cấp SĐK lưu hành tại Việt Nam vì Công ty sản xuất , cung cấp thuốc không đúng địa chỉ trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế xét duyệt; Sản xuất thuốc không đạt yêu cầu chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng thuốc của Bộ Y tế.

Cảnh báo

Dựa vào các khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), ngày 21/12/2016 Cục Quản lý Dược có cấp thông tin liên đến kháng sinh nhóm Fluoroquinolon sử dụng đường toàn thân (uống, chích) liên quan đến những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kéo dài vĩnh viễn gây mất khả năng lao động và có thể xảy ra đồng thời. Các tác dụng phụ này liên quan đến gân, cơ, xương, dây thần kinh và hệ thống thần kinh trung ương.

Mỹ phẩm cấm lưu hành

Cục Quản lý Dược có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm Elisees Whitening hydrating mask, Elisees UB whitening nourishing night cream và Pan FCM.  3 sản phẩm trên do Cty TNHH liên doanh Pan Việt (Tp.HCM) nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường vì có thành phần công thức ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố (TB số 148/QLD – MP ngày 10/1/2017).

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Tiếng Trung
0931537676 0931538008
Tiếng Việt
Hotline 0274 2461599